Quảng cáo
Số người online
Số người online:   0102
Lượt truy cập   656321

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Tin Tức điện lạnh

Những lưu ý sử dụng điều hòa khi có trẻ nhỏ

Thứ sáu, 25.03.2016 09:09
Gia đình có trẻ nhỏ cần biết khi sử dụng điều hòa

Khi nhà có trẻ nhỏ thì việc sử dụng điều hòa cần chú ý những gì? Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh thì việc biết cách sử dụng điều hòa lại càng quan trọng hơn để đảm bảo sức khỏ cho bé.

1. Để trẻ nằm quá lâu (trên 3 tiếng) trong phòng có điều hoà khiến cơ thể dễ mất nước, khô da, tạo điều kiện cho các vi khuẩn tấn công vào vùng hầu họng, gây ra bệnh hô hấp. Điều hòa dễ làm khô tuyến hô hấp, dẫn đến khó thở, trẻ nhỏ còn có thể sốt và dẫn đến các bệnh tiêu chảy… Nếu không được chăm sóc tốt, trẻ có thể bị những biến chứng nguy hiểm.

2. Lưu ý để bé nằm điều hòa mà không bị các bệnh đường hô hấp:

Nhiệt độ lý tưởng: BS Nguyễn Văn Lộc, Phó Giám đốc BV Nhi TƯ cho biết, nguyên nhân là do thời tiết quá nắng nóng, trẻ thường nằm quạt thốc trực tiếp vào người khi ngủ. Vì khi trẻ ngủ say, thân nhiệt giảm nên rất dễ bị viêm họng, sốt dẫn đến tiêu chảy. BS Lộc cảnh báo, nhiều cha mẹ quá lạm dụng điều hòa nhiệt độ đã để nhiệt độ chênh hơn nhiều so với ngoài trời, điều này không tốt cho trẻ nhỏ, chỉ nên để 27 – 28°C là hợp lý.

Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngoài trời và trong phòng khoảng 7 – 8°C là phù hợp với sự thích ứng của cơ thể trẻ. Đặc biệt, trẻ sơ sinh chưa có khả năng tự điều hòa thân nhiệt như những trẻ lớn hơn, đặc biệt là những trẻ sinh thiếu tháng thì khả năng điều hòa thân nhiệt cho cơ thể càng kém hơn. Trước đó, khi còn ở trong bụng mẹ, trẻ luôn được sởi ấm bởi thân nhiệt của mẹ khoảng 37,5 – 38°C. Vì vậy, trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm lạnh.

Ngược lại, trong những thời gian thời tiết nắng nóng với độ ẩm cao như mùa hè ở miền Bắc hay khoảng thời gian giao mùa giữa mùa nắng và mùa mưa ở miền Nam thì việc cho bé nằm phòng máy lạnh đúng cách lại có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh viêm đường hô hấp trên của trẻ. Nếu sinh đủ tháng và được chăm sóc đúng cách, thân nhiệt bình thường của trẻ sẽ ở khoảng 36,5 – 37,5°C và nếu được mặc quần áo, mang bao tay, mang vớ chân, đội mũ và đắp chăn, bé có thể chịu được nhiệt độ phòng từ 25 – 28oC.

Cần chú ý khi sử dụng điều hòa trong nhà có trẻ nhỏ

3. Không để điều hòa quá 2 tiếng: Thời gian tối đa bạn dùng điều hòa cho trẻ không nên quá 2 tiếng mỗi lần. Tức là khoảng 2 tiếng, bạn nên cho trẻ ra ngoài nhiệt độ bình thường khoảng 10 – 15 phút. Mỗi khi ra ngoài, bạn nên mở rộng cửa, đứng lại khoảng hai ba phút để thích ứng với môi trường xung quanh.

Tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột: Khi bé ở ngoài nắng về, ra nhiều mồ hôi, tránh cho trẻ vào ngay phòng dùng điều hòa quá lạnh. Mẹ nên lau khô mồ hôi cho bé, để bé ngồi một lát ở phòng không bật điều hòa khoảng vài phút rồi mới để bé vào phòng bật điều hòa.Nếu bé muốn ra ngoài, mẹ lại mở cửa phòng, cho bé đứng vài phút cho quen với môi trường xung quanh. Nên hạn chế việc cho bé ra vào phòng máy lạnh thường xuyên để tránh hiện tượng thay đổi đột ngột với những ngày trời quá nắng nóng.

4. Không cho điều hoà chĩa thẳng vào chỗ bé nằm: Nên tránh hướng điều hoà thổi thẳng vào mặt, đầu trẻ vì như vậy, trẻ dễ bị ngạt mũi, khó thở và mắc các bệnh về hô hấp, viêm họng.

5. Đuổi không khí tù đọng: Mỗi ngày, ít nhất bạn phải 2 lần tắt điều hòa, mở hết các cửa, dùng quạt đuổi hết không khí tù đọng ra ngoài. Kết hợp đón ánh nắng vào phòng càng nhiều càng tốt.

6. Tạo độ ẩm trong phòng: Điều hòa thường làm cho da trẻ khô nên khi sử dụng, bạn cần đặt một chậu nước trong phòng hoặc máy phun hơi nước tạo ẩm để tránh khô da và ngạt mũi cho trẻ. Bên cạnh đó, cần xịt, nhỏ nước muối sinh lý thường xuyên làm sạch đường hô hấp trên của trẻ.

Khi trẻ ngủ, hãy đắp một tấm chăn mỏng, đặc biệt che kín vùng bụng, tránh lỗ chân lông giãn nở dễ dẫn tới bị cảm lạnh. Cần chọn cho trẻ những bộ quần áo thấm mồ hôi tốt như đồ cotton.

7. Vệ sinh điều hòa và vệ sinh phòng: Mẹ chú ý về việc vệ sinh máy điều hòa định kỳ 1-2 tuần, rũ bỏ bụi trong tấm lưới lọc, tránh các loại nấm mốc, mầm bệnh lưu trú trong máy. Nếu không, điều hòa lại trở thành nguồn gốc phát sinh bệnh cho trẻ em. Phòng bật điều hòa thường xuyên cũng phải được dọn dẹp sạch sẽ. Khi không bật điều hòa, mở cửa phòng cho thoáng khí.

Đề phòng viêm hô hấp dẫn đến hen: Khi trẻ có triệu chứng khó thở, thở co thắt vùng ngực thì cần đưa trẻ đi khám, không được sử dụng thuốc điều trị hen mà không theo chỉ định của bác sĩ.

Tư vấn kỹ thuật 0904087199 

[Trở về] [Đầu trang]

Các tin mới hơn:
» Những sai lầm cần chú ý khi sử dụng điều hòa (25.03.2016)
» Thanh lý máy giặt cũ (26.03.2016)
» Tại sao điều hòa không mát ? (28.03.2016)
» Trung tâm bảo hành điều hòa Midea tại Hà Nội (28.03.2016)
» Trung Tâm Sửa Chữa Điều Hòa LG Tại Hà Nội (30.03.2016)
» Thời điểm nào mua điều hòa thích hợp nhất (01.04.2016)
» Cách chọn mua điều hòa cho gia đình (01.04.2016)
» Sửa điều hòa Panasonic tại Hà Nội (03.04.2016)
» Thợ Sửa Điều Hòa Tại Nhà Hà Nội (05.04.2016)
» Sửa Chữa Điều Hòa Tại Hà Nội (05.04.2016)

Các tin cũ hơn:
» Sửa nồi cơm điện tử (18.06.2015)
» Vì sao nồi cơm điện tử là sự lựa chọn số 1 cho mỗi gia đình (05.06.2015)
» Dùng điều hòa đúng cách để đảm bảo cho sức khỏe (10.11.2014)
» Điều hòa Nhật Bản dễ gây cháy nổ (10.11.2014)
» Chuộng mua điều hòa trái vụ (10.11.2014)
» Sửa điều hòa chuyên nghiệp tại Hà Nội (10.05.2014)
» sửa điều hòa tại nhà (09.01.2012)
» Ông dẫn Gas (09.01.2012)
» Gas điều hoà (09.01.2012)
» Máy Giặt cửa đứng (09.01.2012)